SuaMayKhau.Com

Khắc phục hiện tượng bể mặt vải sau khi may

Lượt xem: 5991

Có một số loại vải rất hay dễ bể mặt vải sau khi may đặc biệt là đối với vải dệt kim, nếu bị hiện tượng này sản phẩm sau khi may xong nhìn rất xấu khó có thể chấp nhận được, dới đây là hình mẫu và cách khắc phụ nhé.

Tóm tắt nội dung

    Có một số loại vải rất hay dễ bể mặt vải sau khi may đặc biệt là đối với vải dệt kim, nếu bị hiện tượng này sản phẩm sau khi may xong nhìn rất xấu khó có thể chấp nhận được, dới đây là hình mẫu và cách khắc phụ nhé.

    bể mặt vải, suamaykhau.com
    NGUYÊN NHÂN

    A. Size kim có quá to?
    B. Mũi kim có quá nhọn?
    C. Mũi kim có bị hư hỏng hoặc bị cong?
    D. Loại kim đầu tròn đang dùng có phù hợp?
    E. Size kim đang dùng có phù hợp với chất liệu vải?
    F. Chất liệu vải có bị nóng chảy bám trên thân kim?

    GIẢI PHÁP

    A. Thay size kim nhỏ hơn
    B. Nên thay dùng kim đầu tròn.
    C. Thay kim mới.
    D. Thay loại kim đầu tròn có size to nhỏ phù hợp với chất liệu vải.
    E. Dùng loại kim thích hợp với độ dày của vải.
    F. Do ma sát làm nảy sinh nhiệt dễ làm chảy các loại sợi khi may, nên dùng thêm dầu Silicon

    Tình trạng của Máy thế nào?

    NGUYÊN NHÂN

    A. Vận tốc máy có quá nhanh?
    B. Lỗ kim trên mặt nguyệt có quá nhỏ?
    C. Lỗ kim ở chân vịt và mặt nguyệt có bị trầy xước?
    D. Cường độ của chân vịt có quá chặt?
    E. Mật độ mũi kim có quá khít?

    GIẢI PHÁP

    A. Giảm tốc độ máy.
    B. Thay mặt nguyệt có lỗ kim có đường kính thích hợp.
    C. Khắc phục vết trầy xước để bàn đưa vải được trơn láng.
    D. Nới lỏng cường độ chân vịt.
    E. Nới thưa mật độ mũi kim.

    Tình trạng của Vải thế nào?

    NGUYÊN NHÂN

    A. Vải có loại vải có mật độ dệt rất cao?
    B. Vải có phải đã qua gia công tăng cường độ cứng?
    C. Chất liệu vải quá khô rít?
    D. Số lớp may quá dày?

    GIẢI PHÁP

    A. Nên dùng loại vải trong qui cách chuẩn.
    B. Dùng chất tạo trơn trên bề mặt vải.
    C. Phun sương hơi nước tạo độ ẩm cần thiết cho vải
    Xử lý hợp lý số lớp vải may.

    Tình trạng của Chỉ thế nào?

    NGUYÊN NHÂN

    A. Chỉ may có quá to so với chất liệu vải hoặc số lớp vải may?
    B. Độ dính của chỉ có quá lớn?
    C. Độ trơn của chỉ có quá kém?

    GIẢI PHÁP

    A. Nên chọn loại chỉ may thích hợp với chất liệu vải
    B. Nên chọn loại chỉ có xớ tơ bên ngoài.
    C. Nên dùng loại chỉ có độ trơn tốt, hoặc dùng dầu bôi trơn lên chỉ.

    Giới thiệu Kim

    CÁC LOẠI KIM ĐẦU TRÒN

    Mũi Kim có dạng bi tròn to nhỏ theo thứ tự:
    Y>U>B>J>S>Q
    KIM CHUYÊN DÙNG CHO VẢI DỆT KIM KN – SF
    Do thiết kế cải tiến có thân kim thon mảnh hơn loại kim thường sẽ rất hiệu quả khắc phục hiện tượng Bể Vải

    KIM CHỊU NHIỆT DÙNG CHO SỢI TỔNG HỢP

    Loại Kim đã được xử lý bề mặt có lớp chống nhiệt, khi xuyên bề mặt Vải ít sản sinh nhiệt, là giảm sự nóng chày của sợi vải