Những loại máy may thường dùng trong may mặc
Những loại máy may cơ bản thường dùng trong ngành may mặc.
Tóm tắt nội dung
1. Máy may công nghiệp.
Máy may công nghiệp thì có 2 loại là: Máy 1 kim và máy nhiều kim.
Tùy vào công dụng và nhu cầu sử dụng mà chúng ta lựa chọn loại máy 1 kim và máy nhiều kim.
Máy may công nghiệp 1 kim.
Hiện nay máy may công nghiệp 1 kim vẫn là máy được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Công dụng: Máy may công nghiệp 1 kim chuyên sử dụng để may đường thằng và có thể may trên nhiều loại vải, kể cả các loại vải mỏng và giày.
Giá thành: Máy may công nghiệp 1 kim có giá thành trung bình trong khoảng 5.000.000VNĐ đến 15.000.000VNĐ tùy từng loại máy, đời mới và thương hiệu sản xuất máy.
Tham khảo chi tiết các loại máy may 1 kim
2. Máy may gia đình.
Máy may gia đình thường được áp dụng trong các hộ gia đình hoặc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.
Công dụng: Máy may gia đình có thể may nhiều chi tiết nhỏ như: May đường thẳng, may đường ziczac… tùy vào chân vịt máy may (có hỗ trợ) mà có thể may được nhiều loại đường may khác nhau.
Giá thành: Máy may gia đình có giá thành trung bình khoảng 3.000.000VNĐ đến 9.000.000VNĐ cho từng loại máy và thương hiệu sản xuất máy.
Tham khảo chi tiết các loại máy may gia đình
3. Máy may bán công nghiệp.
Máy may bán công nghiệp là dòng máy có thân máy nhỏ gọn, có thể hoạt động với công suất cao, được sử dụng nhiều trong các loại xưởng may công nghiệp.
Công dụng: Nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và có khả năng hoạt động công suất cao.
Giá thành: Máy may bán công nghiệp có giá thành trung bình khoảng 3.000.000 VNĐ đến 10.000.000VNĐ cho từng loại máy và thương hiệu sản xuất máy.
4. Máy vắt sổ.
Máy vắt sổ được sử dụng để vắt sổ hay còn hiểu là “may cố định” mép vải trước khi may.
Công dụng: Dùng để vắt sổ để vải không bị tua khi may.
Giá thành: Máy vắt sổ công nghiệp có giá thành trung bình khoảng 7.000.000 VNĐ đến 20.000.000VNĐ cho từng loại máy và thương hiệu sản xuất máy.
Tham khảo chi tiết các loại máy vắt sổ
5. Máy chập (Máy giáp quần áo).
Công dụng: Máy chập được dùng để giáp 2 mảnh vải lại với nhau để 2 mảnh vải không bị tuột hoặc bung ra. Máy chập được áp dụng với chất liệu vải cotton có độ co dãn cao.
Giá thành: Máy chập có giá thành trung bình khoảng 5.000.000 VNĐ đến 15.000.000VNĐ cho từng loại máy và thương hiệu sản xuất máy.
6. Máy cào.
Công dụng: Được sử dụng để may các loại vải có chất liệu có độ giày cao mà máy may 1 kim không may được như: Vải jean dày, vải da..
Giá thành: Máy cào có giá thành trung bình khoảng 5.000.000 VNĐ đến 10.000.000VNĐ cho từng loại máy và thương hiệu sản xuất máy.
7. Máy may công nghiệp điện tử.
Công dụng: Máy may công nghiệp điện tử có thế mạnh là tốc độ may rất nhanh và đặc biệt là tiết kiệm điện hơn nhiều so với các dòng máy cơ. Ngoài ra, người sử dụng có thể điều chỉnh được các thông số như: Tốc độ may, mẫu may trực tiếp trên bảng điều khiển điện tử của máy.
Giá thành: Máy may công nghiệp điện tử có giá thành từ khoảng 15.000.000 VNĐ trở lên, ngoài ra còn phụ thuộc vào chức năng và thương hiệu sản xuất máy.
8. Máy may và thêu.
Công dụng: Máy may và thêu vừa có thể sử dụng để may và thêu hình họa tiết.
Giá thành: Máy may và thêu có giá thành giao động khoảng 9.000.000VNĐ đến 15.000.000VNĐ cho từng loại máy và thương hiệu sản xuất máy.
9. Máy dập cúc và bọc vải dạ.
Công dụng: Máy dập cúc và bọc vải dạ được dùng để dập cúc áo và bọc cúc vải áo dạ.
Giá thành: Máy dập cúc và bọc vải dạ có giá thành giao động khoảng 250.000VNĐ đến 1.500.000VNĐ tùy từng loại.
Nguồn Doanh Dao