Hướng dẫn sửa máy may 1 kim công nghiệp cơ bản
Máy 1 kim thông thường có 3 loại chạy ra các đường chỉ thắt nút: máy 1 kim thường, máy 1 kim hệ bơi, máy 1 kim có dao xén
Tóm tắt nội dung
Máy một kim dùng kim DBx1
1. Nguyên nhân gây đứt chỉ, bỏ mũi ở máy 1 kim:
Máy 1 kim thông thường có 3 loại chạy ra các đường chỉ thắt nút: máy 1 kim thường, máy 1 kim hệ bơi, máy 1 kim có dao xén
Trước khi vào sửa máy, xét các yếu tố như:
+ Nếu là máy đứt chỉ, thường phải kiểm tra đường chỉ xuôn kim và kim lắp đúng hay sai, kim có bị cong, tù đầu, có cọ vào chân vịt hoặc tấm đỡ kim hay không, tiếp đó kiểm tra ổ có bị tù mũi, gai xước, đòn gánh có chỉnh xát nõn chao, gai xước hay không.
Cách khắc phục:
+ Nếu tất cả các trường hợp trên mà sai thì sửa từng lỗi một.
+ Nếu vẫn đứt chỉ thì kiểm ttra giật chỉ có dúng tầm hay không.
Nguyên nhân gây ra gãy kim, bỏ mũi:
Trước hết kiểm tra kim đã lắp đúng hay chưa, sau đó xem kim có cọ vào mặt nguyệt, chân vịt không. Khi kim xuống thì ổ có đá vào phần khuyết của kim hoặc đâm vào suốt chỉ hay không.
2. Bộ phận đẩy vải bao gồm: Độ nén chân vịt, tấm đỡ kim, răng cưa.
· Thông thường khi may vải mỏng thì điều chỉnh độ nén chân vịt vừa phải, răng cưa bình thường mặt dưới chân vịt nếu có rãnh thay chân vịt, răng cưa mòn và cùn thì phải thay.
· Khi may vải dày chỉnh răng cưa có độ nén chân vịt nhẹ.
+ Khi may vào chỉ to: phải dùng kim to chỉ số kim, chỉ phù hợp.
+ Kim to có thể may được chỉ bé nhưng kim bé không may được chỉ to. Nếu chỉnh chỉ trên sản phẩm, chỉ to có hiện tượng chỉ dưới xấu, nổi hạt thì vặn đồng tiền chỉ vào, nếu không thấy đẹp thì phải chỉnh cam.
3. Máy 1 kim thông thường khác với máy hệ bơi: Khi kim cao nhất thì đẩy vải 1 mũi chỉ và máy bơi khác máy 1 kim thông thường: chân vịt có rãnh dài, tấm đỡ kim không có lỗ mà răng cưa không có lỗ. Khi đẩy vải, kim thấp nhất trụ tiến về phía trước 1 mũi chỉ.